Phản ứng Chiếm lĩnh Trung Hoàn

Chính quyền địa phương

Trưởng Đặc khu Lương Chấn Anh cảnh báo rằng phong trào Chiếm Lĩnh Trung Hoàn chắc chắn không hòa bình cũng như không hợp pháp; hành động này sẽ bị cản chế để duy trì luật pháp và trật tự.[17]

Bộ trưởng An ninh cảnh báo rằng các phần tử cực đoan của phong trào Chiếm lĩnh Trung Hoàn có thể gây ra rối loạn nghiêm trọng. Ông khuyên những người tham gia nên cân nhắc đến sự an toàn cá nhân và trách nhiệm pháp lý của họ.[9]Lãnh đạo lực lượng cảnh sát Hồng Kông Tằng Vĩ Hùng tuyên bố rằng bất kỳ nỗ lực nào nhằm chặn những tuyến đường chính ở Trung Hoàn sẽ không được dung thứ và cảnh báo mọi người suy nghĩ thật kỹ về việc tham gia cuộc biểu tình Chiếm lĩnh Trung Huàn, nhấn mạnh rằng "bất kỳ hành động tập thể nào cản trở giao thông trái phép sẽ không được khoan nhượng.”[18]

Chính quyền Trung Quốc

Phản ứng chính thức

Vương Quang Á, trưởng Văn phòng sự vụ về Hồng Kồng và Ma Cao, trả lời khi được hỏi về việc có tin rằng kế hoạch Chiếm lĩnh Trung Hoàn có mang lại lợi ích cho thành phố hay không: "Tôi cho rằng đồng bào Hồng Kông không muốn nhìn thấy Hồng Kông rơi vào cảnh lỗn loạn. Hồng Kông cần mở mang phát triển".[3]

Kiều Hiểu Dương, Chủ tịch Uỷ ban Lập pháp Quốc hội Trung Quốc, cáo buộc "phần tử chống đối" đã tiếp năng lượng cho kế hoạch Chiếm lĩnh Trung Hoàn. Ông cho rằng kế hoạch là một tuyên bố liều lĩnh tất cả mọi thứ.[3]

Tháng 10 năm 2013, tờ Thời Báo Hoàn Cầu phản đối việc những nhà tổ chức Hoà Bình Chiếm Trung gặp gỡ với những thành viên của Đảng Dân chủ Tiến bộ Đài Loan như Thi Minh Đức tại Đài Loan, cáo buộc rằng Đảng này "ủng hộ độc lập”. Một bài viết có tiêu đề "Những người chống đối ở Hồng Kông có nguy cơ trở thành kẻ thù của Nhà nước" có nội dung cảnh báo các nhà tổ chức Hoà Bình Chiếm Trung rằng "hợp tác với các lực lượng ủng hộ độc lập tại Đài Loan sẽ đặt tương lai của Hồng Kông đối diện với nguy cơ bạo lực” và khuyến cáo rằng "nếu họ hợp tác với nhau... có thể tạo ra hỗn loạn quy mô lớn, do đó buộc chính quyền trung ương phải áp đặt các biện pháp cứng rắn để duy trì sự ổn định của Hồng Kông".[19] Vài ngày sau, bài báo nói rằng Chiếm lĩnh Trung Hoàn là một “khái niệm tiềm tàng bạo lực" và chất vấn: “Tại sao Đới Diệu Đình, người khởi xướng chiến dịch Chiếm lĩnh Trung Hoàn và các nhà ủng hộ ông ta lại táo bạo đến mức thách thức chính quyền trung ương với một đề nghị đẫm máu về vấn đề bầu cử Trưởng Đặc khu như vậy?"[20]

Kiểm duyệt

Cuộc biểu tình Chiếm lĩnh Trung Hoàn bị kiểm duyệt trên tất cả các phương tiện truyền thông tại Trung Quốc đại lục. Các tờ báo quốc gia mô tả phong trào Chiếm lĩnh Trung Hoàn như một "chiến dịch phi pháp" sẽ "huỷ hoại hình ảnh toàn cầu của Hồng Kông" và “ăn mòn quyền hạn của pháp luật." Những người biểu tình được mô tả là "lực lượng đối lập cực đoan" và là một số nhỏ những kẻ quá khích không có khả năng huy động quần chúng đến với cuộc cách mạng.[21] Trong tất cả các cơ quan ngôn luận của Trung Quốc đại lục, quan điểm ​​chung trong các bài báo là tầm thường hóa quy mô, tầm quan trọng của chiến dịch, nói về một thành công không mạng tính hứa hẹn gì của chiến dịch, bảo đảm quyền lực trọn vẹn của nhà cầm quyền Trung Quốc đối với các vấn đề về Hồng Kông, vẽ nên một bức tranh cho thấy đa số người dân Hồng Kông chào đón khuôn khổ chính trị năm 2017.

Ngày 28 tháng 9, kênh Dragon TV phát sóng hình ảnh vài ngàn người tưng bừng vẫy cờ Trung Quốc, tham gia vào buổi lễ kỷ niệm ngày Quốc khánh Trung Quốc lần thứ 65 sắp tới (1 tháng 10) trong khi không hề có tin tức về cuộc biểu tình cùng ngày của học sinh-sinh viên tại Hồng Kông. Những người được phỏng vấn đều hoan nghênh khuôn khổ và quyết định của Trung Quốc về cuộc bầu cử năm 2017 của Hồng Kông.Cùng ngày, ứng dụng chia sẻ hình ảnh phổ biến Instagram bị chặn tại Trung Quốc đại lục sau khi các bức ảnh và video về việc sử dụng hơi cay lan truyền trên mạng. Những cụm từ khoá như "hơi cay", "sinh viên Hồng Kông" và "Chiếm lĩnh Trung Hoàn" bị kiểm duyệt trên các công cụ tìm kiếm lớn nhất Trung Quốc như Baidu, Sina Weibo (một dạng Twitter của Trung Quốc).[22] Các chuyên gia cho biết ông đã nhận được "hàng trăm khiếu nại của người dân về Twitter, nói rằng tài khoản Weibo của họ đã bị chặn hoặc bị xóa, phần lớn đều do họ đã bàn về vấn đề Hồng Kông ".[23]

Phe ủng hộ dân chủ

Thành viên Hội đồng Lập pháp thuộc Đảng Công Dân Quách Gia Kỳ cho biết ông nhận thấy ý tưởng của cuộc Chiếm lĩnh là giải pháp sau cùng nhằm gây áp lực lên Bắc Kinh và chính quyền Hồng Kông đưa ra mô hình phổ thông đầu phiếu. Ông nói thêm rằng "Nếu Bắc Kinh phá vỡ lời hứa về phổ thông đầu phiếu, không còn cách nào khác, chúng ta buộc phải mở ra một phong trào bất phục tùng dân sự như vậy."

Phản ứng của các thành viên phe ủng hộ dân chủ không thống nhất trong việc ủng hộ phong trào. Hoàng Dục Dân (Wong Yuk-man), thành viên Hội đồng Lập pháp Hồng Kông, bày tỏ sự quan ngại rằng phong trào sẽ trở nên xấu đi,[24] bên cạnh đó một thành viên khác lại cực lực phản đối.[25]

Phe ủng hộ Bắc Kinh

Trương Quốc Quân, phó chủ tịch Liên minh dân chủ hợp tác phát triển Hồng Kông, đảng phái chính trị lớn nhất tại Hồng Kông, đưa ra câu hỏi chất vấn rằng "liệu Hồng Kông có thể trả giá được cho các tác động tiêu cực của những người biểu tình nhằm chiếm giữ và thậm chí là làm tê liệt khu trung tâm để đòi mô hình phổ thông đầu phiếu hay không".[2] Phạm Từ Lệ Thái, thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc, lo sợ rằng hành động chiếm đóng sẽ tác động xấu đến hình ảnh của Hồng Kông.[26] La Phạm Tiêu Phân, thành viên Quốc hội Trung Quốc, kêu gọi chiến dịch chiếm giữ tỏ sự tôn trọng nhau bằng một cuộc thảo luận về vấn đề này. Bà cho rằng không cần thiết phải dùng đến "biện pháp sau cùng" này và vẫn chưa quá muộn để bắt đầu những cuộc thảo luận trong năm tới."[26]

Vào giữa tháng 7, sau khi cuộc trưng cầu dân ý kết thúc, Liên minh vì Hoà bình và Dân chủ khởi xướng kiến nghị thu thập đơn chống lại phong trào Chiếm lĩnh Vân Hoàn, kéo dài 1 tháng từ ngày 18 tháng 7 đến 17 tháng 8,[27] Theo tờ Wall Street Journal và South China Morning Post, nhiều nhân viên bị ép ký vào tờ đơn được chuyền vòng quanh các bộ phận ở nhiều công ty, bao gồm cả công ty dầu khí Hồng Kông và Trung Quốc Town Gas, một công ty dịch vụ công cộng lớn.[28][29] Liên minh vì Hoà bình và Dân chủ tuyên bố đã thu thập được hơn 1 triệu chữ ký.[30] Những nhà tổ chức cho biết họ đã thu thập chữ ký từ nhiều người ủng hộ khác nhau bao gồm trẻ em, học sinh trung học và sinh viên địa học, người lớn tuổi, nhân viên văn phòng, người nổi tiếng và cả người giúp việc nước ngoài.[27] Ngoài ra, kiến nghị này còn nhận được sự tán thành của Trưởng Đặc khu Lương Chấn Anh và các quan chức cấp cao khác.[30][31] Một số nguồn tin phê phán rằng không có khâu kiểm tra nhân dạng nào được tiến hành và vì thế không có cách nào ngăn được việc một người ký tên nhiều lần.[27] Ngày 17 tháng 8, Liên minh này tổ chức một cuộc "diễu hành vì hòa bình" nhằm mục đích làm suy yếu phong trào Chiếm lĩnh Trung Hoàn.[30] Cuộc diễu hành có tham dự của hàng chục ngàn người. Có nhiều tin đồn lan truyền rằng Liên minh đã trả tiền cho những người tham gia diễu hành hoặc cấp cho họ những ưu đãi khác. Phương tiện truyền thông tường thuật rằng các tổ chức ủng hộ chính quyền Trung Quốc (cụ thể là Liên hiệp Công đoàn Hồng Kông) đã dùng phương tiện chuyển người diễu hành từ ngoài lãnh địa vào[32] với số lượng được một nguồn tin ước tính khoảng 20.000 người.[33]

Tổ chức nhà nghề và doanh nghiệp

Tổ chức và đối tượng khác

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chiếm lĩnh Trung Hoàn http://english.cri.cn/12394/2014/08/16/2941s840579... http://www.globaltimes.cn/content/820178.shtml http://www.globaltimes.cn/content/822450.shtml http://www.globaltimes.cn/content/884080.shtml http://www.bbc.com/news/technology-29409533 http://www.bbc.com/news/world-asia-china-27702206 http://www.bbc.com/news/world-asia-china-28076566 http://www.bbc.com/news/world-asia-china-29448338 http://www.bbc.com/news/world-asia-china-29477731 http://www.bloomberg.com/news/ng%C3%A0y